Hơn 1 tháng trở lại đây, dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò bùng phát diện rộng trên địa bàn nhiều tỉnh. Tâm lý lo lắng, kiêng dè khiến không ít người tiêu dùng đã “quay lưng” với thịt trâu, bò. Người tiêu dùng e ngại khi sử dụng thịt trâu, bò làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày.
Nguồn : Sưu tầm
Chính điều này khiến các tiểu thương kinh doanh thịt trâu, bò lâm vào cảnh ế ẩm, nhiều quầy bán thịt bò ở chợ phải giảm lượng hàng lấy về. Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng phải giảm lượng hàng nhập về hoặc cắt hẳn loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn.
Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh khiến hoạt động kinh doanh thịt trâu, bò tại các chợ dân sinh trên địa bàn một số tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, … lâm vào cảnh ảm đạm, lượng thịt bán ra “nhỏ giọt”, thậm chí một số tiểu thương đã phải “treo quầy”, tạm nghỉ bán.
Người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại thực phẩm khác
Dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tồn tại ở các địa phương, việc xuất hiện dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò khiến người dân có tâm lý e ngại khi sử dụng các loại thịt này. Thay vào đó người tiêu dùng lựa chọn những thực phẩm như hải sản, gà, vịt, rau xanh…khiến thị trường tiêu thụ các mặt hàng này nhộn nhịp hơn hẳn và giá cả nhảy vọt.
Hiện nay, giá hải sản tại cảng Lạch Vạn, Diễn Châu đã tăng giá mạnh, cụ thể, giá ghẹ loại 1 tăng từ 200.000 – 250.000 đồng/kg lên 400.000 đồng/kg; cá thu tươi tăng từ 160.000 đồng/kg lên 220.000 đồng/kg; tôm he tăng từ 400.000 lên 550.000 đồng/kg; các loại mực cũng tăng từ 100.000 – 150.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3.
Tại Nghệ An: Vịt bắt cả đàn tại trại có giá từ 52.000 – 55.000 đồng/kg, nhưng nhiều lúc không mua được. Trong khi đó, trước đây giá vịt thịt chỉ dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Rau xanh các loại tăng 50-70% so với trước đây, giá một vài loại phổ biến như rau cải cúc, cải xanh, bầu, đỗ, … lên mức 15.000-20.000 vnđ/kg.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định, đến thời điểm hiện nay tổng số trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục là 17.544 con, chiếm chưa đến 0,2% tổng đàn trâu bò của cả nước. Trâu bò bị bệnh và nghi bị bệnh tuyệt đối không được vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ.
Tính đến ngày 6/4, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại 781 xã của 149 huyện tại 25 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 17.544 con, chiếm chưa đến 0,2% tổng đàn trâu bò của cả nước. Tổng số gia súc buộc phải tiêu hủy hoặc bị chết (khoảng 5-7% tổng số con mắc) là 1.310 con.
“Như vậy, chúng ta khẳng định tuyệt đại đa số trâu bò trên lãnh thổ Việt Nam chưa mắc bệnh viêm da nổi cục, vẫn còn an toàn cho nên bà con và người tiêu dùng yên tâm” – ông Nguyễn Văn Long khẳng định.
(Nguồn: Cục Thú y: Bệnh viêm da nổi cục chỉ gây bệnh trên trâu bò, đã có vaccine phòng bệnh (danviet.vn)
Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò không lây sang người, đã có Vacxin phòng bệnh
Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò không lây sang người – Đó là khẳng định của Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân không nên hoang mang với bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò (VDNC) nhằm đảm bảo phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò.
Hơn nữa, hiện tại đã có vacxin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, các địa phương đang tiến hành tiêm nên sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh lây lan. Cục Thú y đã có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc nhận biết cũng như triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng sản phẩm thịt bò có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch, tránh các điểm kinh doanh hàng rong dọc đường; khi mua cần kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên thịt như: màu sắc, mùi, độ săn chắc, độ bám dính tự nhiên, không thấy nhớt và ướt nước khi ấn vào thịt, không có mùi hôi.
Chính vì vậy người tiêu dùng nên “cởi bỏ” tâm lý e ngại, không nên “quay lưng” với thịt trâu bò, góp phần giúp người chăn nuôi vượt qua thời điểm khó khăn như hiện nay – ngành chức năng khuyến cáo.
0221.627.0234